Exit Rate của một page là tỉ lệ số lần page đó được xem cuối cùng so với tổng số lượt xem của page. Mỗi phiên làm việc của visitor sẽ kết thúc vào một lúc nào đó, cho dù visitor có xem một, muời hay năm muơi page thì những page nào được xem cuối cùng rồi thoát khỏi web site gọi là “ exit page”. Số lần một page được tính là exit page chia cho tổng số lần page được xem sẽ là Exit Rate của page đó.
Ví dụ có các phiên làm việc như sau:
Thứ 2: Page B-> Page A -> Page C
Thứ 3: Page B-> Exit
Thứ 4: Page A-> Page C-> Page B
Thứ 5: Page C-> Exit
Thứ 4: Page B-> Page C-> Page A
Exit rate của các trang được tính như sau:
Page A: 33% ( Có 3 phiên làm việc có mặt Page A trong đó có 1 lần Page A được xem cuối cùng và thoát -> tỉ lệ 1/3)
Page B: 50% ( Có 4 lần Page B được xem, trong đó có 2 lần được xem cuối phiên làm việc rôi thoát -> tỉ lệ 2/4)
Page C: 50%.
Exit rate khác Bounce rate như thế nào?
Để đơn giản bạn có thể hiểu Boune rate là tỉ lệ phần trăm của những phiên làm việc chỉ có một lượt xem ( page view). Bất kì một phiên làm việc nào của visitor mà chỉ xem một page duy nhất và thoát luôn được tính là một lần thoát ( 1 Bounce). Tổng số lần thoát của một page chia cho tổng số phiên làm việc bắt đầu từ page đó ta sẽ có Bouce rate của page.
Tỉ lệ Bounce Rate là thông số tốt cho biết một website có đang làm tốt công việc cung cấp cho visitor những gì mà họ cần hay không? Bounce Rate cho một trang cụ thể nào đó còn cho biết trang đó có làm tốt việc lôi kéo visitor đọc thêm các trang khác hoặc hành động theo mục đích định sẵn hay không.
Mọi phiên làm việc đều có lúc kết thúc ở một page nào đó và page đó gọi là exit page( trang được xem cuối cùng trong phiên làm việc). Nhưng không phải mọi phiên làm việc đều dẫn tới kết quả là người dùng sẽ thoát khỏi website và nên hạn chế điều này càng ít càng tốt.
Exit rate đơn giản chỉ cho bạn trang nào thường là trang kết thúc nhiều nhất trong các phiên làm việc.
Exit rate cao hay thấp có đáng lo?
Exit rate cao hay thấp có phải làm mối bận tâm mà bạn cần chú ý hay không phụ thuộc vào mục tiêu của website và chức năng của page. Ta xét vài ví dụ:
Nếu bạn có một site bán hàng trực tuyến, visitor sau khi hòan tất quá trình mua hàng sẽ tới gặp trang xác nhận cuối cùng, thông thường trang xác nhận và cảm ơn đã hòan thành quá trình mua hàng sẽ có tỉ lệ exit rate cao tự nhiên. Điều này không có gì đáng lo ngại.
Nếu họ đã thực hiện xong quá trình mua hàng và sau đó click thêm vài page để xem thêm vài thứ về chính sách vận chuyển sau đó thoát thì trang shipping page có điều gì đó bất ổn? Tuyệt đối không, site đã hoàn thành công việc rất tốt, mục tiêu của bạn là khách mua hàng đã xong và những page khác họ quan tâm nếu có Exit rate cao cũng không đáng quan trọng.
Nếu visitor xem khoảng 6 sản phẩm sau đó thoát vậy trang sản phẩm cuối cùng được xem là kém hiệu quả.? Tất nhiên là không, nếu ai đó thực sự thêm vài thứ vào giỏ hàng nhưng vì lí do gì đó phải đổi kế hoạch là quay lại vào ngay mai để hoàn tất đơn hàng làm cho exit rate của trang giỏ hàng cao thì bạn cũng không cần bận tâm vì website đã làm tốt những gì mà bạn muốn.
Trong khi Bounce rate sẽ chỉ ra một vấn để cụ thể ( người dùng vào một trang, không mấy ấn tượng, họ thoát ngay mà không làm bất cứ điều gì thì xin nhấn mạnh Exit Rate cho bạn biết những gì đã xảy ra trong phiên làm việc trước khi thoát để bạn biết có nên điều chỉnh cho phù hợp mục tiêu website hay không.
Nếu một page xác nhận đơn hàng có tỉ lệ exit rate thấp, có thể visitor đang xem xét lại đơn hàng và dự báo khả năng hủy đơn hàng cao hoặc cũng có thể vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho quyết định mua hàng.
Ngược lại sẽ có những trang bạn cần một tỉ lệ exit rate càng thấp càng tốt.
Có một số trang mà bạn chắc chắn không muốn có bất kỳ exit rate nào. Nếu bạn có một qui trình mua hàng 3 bước thì một khi người dùng bắt đầu quá trình này thì bạn chắc chắn muốn họ kết thúc. Vì thế Exit rate cao ở bước 1 hoặc 2 có thể là những điều bạn cần khám phá mổ xẻ. Thậm chí sau đó, nó giúp bạn biết được những visitor đó đã hoàn thành đơn đặt hàng hay chưa.
Với những site có chức năng tìm kiếm trên site. Tôi thích có một tỉ lệ Exit rate trên trang tìm kiếm thấp. Có Exit rate cao đồng nghĩa người dùng đã tìm kiềm và không nhìn thấy thứ họ cần vì vậy họ thoát. Một tỉ lệ thoát trên trang tìm kiếm là dấu hiệu cho thấy chức năng tìm kiếm trên site có vấn đề.
Một vài gợi ý tối ưu Exit Rate
1. Đảm bảo nội dung của trang đúng mục đích của nó:
Ví dụ trang chủ nên đưa ra nội dung giới thiệu với visitor về công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó nên tự nhiên, phong cách thân thiện, sử dụng tối thiểu những biệt ngữ hay thuật ngữ kĩ thuật mà visistor không hiểu.
Nội dung trang bán hàng nên xây dựng nội dung thú vị về sản phẩm, dịch vụ nên có những từ mạnh để thúc đẩy “ call to action” .
2. Cung cấp internal links hợp lý:
Trang chủ và những trang thông tin nên chứa những liên kết điều hướng để giúp visitor tìm thấy những thông tin cần thiết để thực hiện quyết định mua hàng. Trang bán hàng chỉ nên chứa link tới trang order sản phẩm để tránh làm mất tập trung của khách hàng và hướng họ trực tiếp tới việc hoàn thành quá trình mua hàng.
3. Kiểm tra từng trang quan trọng trên nhiều trình duyệt
Tốc độ load trang trên các trình duyệt web thông dụng nhanh hay chậm? Có vấn đề hiển thị trang trên những trình duyệt khác nhau? Hãy nhớ rằng nếu visitor không thể load hoặc đọc một page trong khoảng 5 giây họ sẽ bỏ website bạn sang nơi khác.
4. Đảm bảo quảng cáo của bạn ( banner, text ads..) trên các site khác và từ search engine đưa visitor tới đúng trang landing pages cần thiết.
Một visitor có thể cần đọc vài trang thông tin trước khi thực hiện quyết định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu visitor được dẫn tới những trang không đúng sẽ làm visitor bối rối và bỏ đi.
Nhiều chủ website chỉ mải theo dõi, phân tích và điều chỉnh những thông số tẻ nhạt trong quá trình mua hàng ,à hầu hết bỏ qua bước quan trọng này, ngăn cản họ tối ưu website một cách đầy đủ. Bằng cách theo dõi và điều chỉnh đáp ứng Exit rate bạn có thể làm cho mình vượt xa đối thủ của bạn không chỉ thu hút nhiều traffic hơn mà còn thu được doanh số nhiều hơn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét